CHUYÊN NGÀNH LẮP ĐẶT TRẠM BIẾN ÁP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
# Phần II ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHUYÊN NGÀNH LẮP ĐẶT TRẠM BIẾN ÁP HƯỚNG DẪN VÀ QUY ĐỊNH CHUNG
Định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt thiết bị và phụ kiện của trạm biến áp có cấp điện áp 0,4kV đến 500kV (sau đây gọi tắt là định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp) là mức hao phí cần thiết về vật liệu, ngày công lao động và máy thi công để hoàn thành một khối lượng đơn vị lắp đặt cho từng loại thiết bị, phụ kiện thuộc trạm biến áp. Từng loại công tác lắp đặt được trình bày tóm tắt nội dung công việc chủ yếu để thực hiện các thao tác theo yêu cầu kỹ thuật và biện pháp thi công. Trong định mức dự toán đã tính đến công tác vận chuyển thiết bị, phụ kiện trong phạm vi 30m xung quanh trạm, trường hợp phải vận chuyển ngoài phạm vi qui định thì được tính riêng.
1. Nội dung định mức dự toán:
- Mức hao phí vật liệu: Là lượng hao phí vật liệu phụ cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng lắp đặt. Định mức vật liệu trong bảng đã bao gồm hao phí ở các khâu thi công (bao gồm định mức tiêu hao thực tế cho sản phẩm và hao hụt vật liệu trong quá trình thi công).
- Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động cần thiết chính và phụ trực tiếp thực hiện một đơn vị khối lượng lắp đặt. Số ngày trong định mức đã bao gồm cả hao phí lao động của công tác chuẩn bị, kết thúc, thu dọn hiện trường. - Mức hao phí máy thi công: Là số ca máy thi công trực tiếp phục vụ lắp đặt thiết bị của công trình, phù hợp với công nghệ, qui trình lắp đặt.
2. Kết cấu định mức dự toán:
Định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp được trình bày theo nhóm, loại công tác và được mã hóa thống nhất bao gồm 05 chương:
👉 Chương I: Lắp đặt máy biến áp.
👉 Chương II: Lắp đặt máy biến điện áp, máy biến dòng, máy cắt và thiết bị khác.
👉 Chương III: Lắp đặt hệ thống cáp dẫn điện.
3. Quy định và hướng dẫn áp dụng:
1 - Định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp được sử dụng thống nhất trong cả nước làm cơ sở lập đơn giá xây công tác lắp đặt các công trình trạm biến áp. Đối với các công tác kéo rải và lắp đặt hệ thống cáp dẫn điện; làm và lắp đặt đầu cáp lực; lắp đặt hộp nối cáp lực; ép đầu cốt cáp; đóng cọc tiếp địa áp dụng theo định mức dự toán chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện.
2 - Khi áp dụng định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp cần nghiên cứu thiết kế công nghệ và danh mục thiết bị, vật tư, phụ kiện lắp đặt để sử dụng định mức cho phù hợp.
3 - Hao hụt vật liệu áp dụng theo định mức hao hụt tại phụ lục kèm theo tập định mức này.
4 - Đối với những công trình điện cải tạo, mở rộng, khi lắp đặt thiết bị ở những khu vực đang mang điện vận hành, có ảnh hưởng đến an toàn, thao tác và năng suất lao động của người công nhân thì định mức nhân công được nhân hệ số 1,25.
____
Tên chương | Chạm link để mở |
---|---|
Chương I: Mã T1 | 👉 Lắp đặt máy biến áp. |
Chương II: Mã T2 | 👉 Lắp đặt máy biến điện áp, máy biến dòng, máy cắt và thiết bị khác. |
Chương III: Mã T3 | 👉 Lắp đặt hệ thống cáp dẫn điện. |
Chương IV: Mã T4 | 👉 Kéo rải dây dẫn điện trần, lắp đặt các loại sứ (cách điện) và phụ kiện, tổ hợp và lắp đặt kết cấu thép, cột, xà trong trạm. |
Chương V: Mã T5 | 👉 Lắp đặt các loại tủ điện, tủ bảo vệ và tủ chiếu sáng, hệ thống điều khiển tích hợp, hệ thống camera. |